Posts

Cài đặt OS X Mavericks với Clover UEFI bootloader

Image
Cài đặt hệ điều hành OS X trên PC (bao gồm desktop, laptop) luôn đem lại nhiều điều thú vị cho những người đam mê công nghệ. Cộng đồng hackintosh Việt Nam cũng như thế giới luôn dậy sóng mỗi khi Apple công bố một hệ điều hành OS X mới. Các đội phát triển của cộng đồng hackintosh (như đội phát triển bootloader chameleon, chimera, clover) lao vào chỉnh sửa bootloader, kext, hoặc tìm kiếm các phương pháp cài đặt tối ưu nhất phù hợp với đệ điều hành OS X mới của Apple. Đây là một trong số các bài cài đặt hệ điều hành OS X của Apple trên PC, Cài đặt hệ điều hành Mavericks (gọi tắt là Mavericks) với clover bootloader cho các máy thế hệ mới với bios UEFI. Cài đặt Mavericks với Clover UEFI Bootloader Yêu cầu > Bộ Mavericks download từ Apple Store. > Phần cứng hackintosh phù hợp với Mavericks, đọc bài Cấu hình phần cứng thích hợp cho Hackintosh > USB 8Gb trở lên. > Một máy Mac thật hoặc Mac chạy trên máy ảo. Bước 1: Xử lý USB Partition Layout: 2 Partition Partition 1: đặt tê

Các tham số khởi động của chameleon bootloader

Image
Cài đặt Mac OS X trên PC là công việc đòi hỏi sự kiên trì. Cho dầu, đó là người mới chân ướt chân ráo bước vào hackintosh hoặc những chuyên gia lão luyện. Vì mỗi máy PC có một cách cài khác nhau, thậm chí ngay cả 2 PC có cấu hình hoàn toàn đồng nhất như nhau. Do đó, việc nắm vững những tham số khi boot của bootloader (chameleon, chimera..) giúp bạn có thể dể dàng khởi động vào đến màn hình cài đặt (yêu cầu tối thiểu khi cài Mac OS X trên PC). Các tham số của bootloader chameleon. -v: boot với màn hình text. -f: boot vào mac mà không dùng đến cachekext. Khi boot ở tham số này các bạn sẽ thấy hàng kext được Mac OS X đọc và hiện ra màn hình. -x: boot vào mac với chế độ safemode.Ở chế độ này, Mac OS X chỉ load một số kext cần thiết cho hoạt động tối thiểu của mình. -s: boot vào mac ở chế độ dòng lệnh. PCIRootUID=1 (=0): lệnh này thường áp dụng đối với máy có card màn hình gắn ngoài. GraphicsEnabler=Yes: Chameleon tự detect card và inject thông tin phù hợp cho OS X, để loa

Các thuật ngữ trong hackintosh (P.1)

Image
MAC OS X: là một dòng hệ điều hành độc quyền, được phát triển và phân phối bởi Apple, được cài đặt sẵn trên các máy tính Macintosh. Mac OS X là thế hệ tiếp nối của Mac OS, hệ điều hành ban đầu của Apple từ năm 1984. Không như Mac OS, Mac OS X là một hệ điều hành kiểu Unix được xây dựng trên công nghệ được phát triển tại NeXT trong nửa đầu những năm 1980 và cho đến khi Apple mua công ty này vào đầu năm 1997. HACKINTOSH: là thuật ngữ dùng cho việc cài đặt hệ điều hành Mac OS X của Apple lên các máy PC sử dụng chip vi xử lý của intel và không do Apple sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều cộng đồng hackintosh trên toàn thế giới như: olirali, OSx86, Insanlymac, tonymac, hoặc tại Việt Nam như: macvn, tinh tế,.... Hệ thống Hackintosh: bao gồm phần cứng cấu tạo nên một PC (desktop) hoặc laptop phù hợp với việc cài đặt OS X. Nói cách khác nó có các thành phần phần cứng gần giống với phần cứng của một máy mac thật sự (do Apple sản xuất)và được OS X hổ trợ. Một hệ thống như thế sẽ giúp bạn trải n

Phân vùng EFI và bootloader Chameleon

Image
Như các bạn đã biết, Mac OS X dùng chuẩn ổ cứng theo định dạng GPT. GPT có nhiều lợi điểm hơn so với MBR, vì thế rất nhiều người sử dụng định dạng này để cài hackintosh. Dù muốn hay không, khi các bạn định dạng ổ cứng theo GPT để cài OSx86, luôn xuất hiện phân vùng EFI. Đối với máy Mac, EFI có nhiệm vụ lưu trữ những thông tin như: phần cứng, bios, .v..v. Tuy nhiên, đối với OSx86, EFI hầu như không được sử dụng đến. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm cho EFI hữu dụng hơn trên Macx86 bằng cách dùng EFI làm phân vùng boot vào hệ thống OSx86. Lúc này, EFI chứa thư mục Extra, org.chameleon.boot.plist, SMbios.plist. dsdt.aml,.... Ưu điểm: không bị mất bộ nạp khởi động (boot loader) khi bạn cài lại OSx86. Nhược điểm: khi muốn chỉnh sửa các thông tin trong EFI, bạn phải dùng các câu lệnh để làm hiện phân vùng EFI. Yêu cầu: - Đang có tối thiểu một Macx86 hoạt động. - Đang có thư mục /Extra bao gồm: dsdt.aml, SMbios.plist, org.chameleon.boot.plist, themes, ssdt.aml... của OSx86 đang hoạt độn

Cài đặt OS X Mavericks với Chameleon bootloader (Legacy BIOS)​

Image
Bạn cần file cài đặt của Mavericks, có thể download trực tiếp miễn phí từ AppStore. Lưu ý là với Haswell CPU bạn cần có bộ cài đặt 10.9 trở lên. Hướng dẫn thực hiện trên OS X, nếu bạn không có Mac thật thì có thể tạo máy ảo Vmware. Tạo bộ cài đặt Mavericks Bước 1: - Bạn cần một USB 8GB trở lên, format bằng Disk Utility với tuỳ chọn sau: - Partition Layout: 1 hoặc 2 Partition - Format: Mac OS Extended (Journaled) cho phân vùng chứa bộ cài - Options...: Master Boot Record Ấn Apply Bước 2: Click phải vào "Install OS X Mavericks.app" > Show Package Contents > Contents > Shared Support , nhấp đúp InstallESD.dmg để mount file ảnh đĩa thành "OS X Install ESD". Bước 3: Mount file BaseSystem.dmg ẩn bằng lệnh sau (gõ trong terminal): Mã: open /Volumes/OS\ X\ Install\ ESD/BaseSystem.dmg File BaseSystem.dmg sẽ đuợc mount thành ổ OS X Base System Bước 4: Mở thẻ Restore trong Disk Utility, ở Source: Kéo và thả "OS X Base System" đã mount ở bư

Kiểm tra phần cứng của PC khi cài OS X

Image
Trên OS X Sử dụng DPCI Manager (có trong Hackintosh Vietnam Tool) để xem thông tin về phần cứng. Thẻ Status: Codec ID của chip âm thanh trong máy Thẻ PCI List: Danh sách các thiết bị PCI có trên máy. Bạn có thể xem tên và Vendor/Device ID của card Ethernet/Wifi trong đây: Trên Windows Để xem thông tin phần cứng chính xác, trước tiên bạn phải cài đầy đủ driver máy trên Windows. Sau đó vào Device Manager, nhấp đúp vào thiết bị > Details > chọn Hardware Ids để xem Vendor/Device ID. Nếu tên thiết bị không được hiển thị, bạn có thể vào http://www.pcidatabase.com/ để dò. Ví dụ: Audio: IDT (111D) 7605 Wifi: Atheros (168C) 9280 (002A) Touchpad: Synaptics (SYN) Tác giả: Seven Nights & pokenguyen Người đăng: La Văn Tiến

Cấu hình phần cứng thích hợp cho Hackintosh​

Image
Dưới đây là một số thông tin hữu ích khi bạn chọn mua laptop hoặc ráp cấu hình cho Hackintosh, hay đang tự hỏi máy bạn có được hỗ trợ đầy đủ cấu hình hay không. Đồ hoạ được xem là quan trọng nhất (vì nếu không hoạt động thì không thấy được màn hình) CPU Các dòng CPU Intel từ Core 2 Duo trở về sau được hỗ trợ tốt, hỗ trợ speedstep khá đầy đủ. Riêng các dòng cực cao cấp Sandy-E (SandyBridge với mã Core i7-3xxx) và Ivy-E (IvyBridge với mã Core i7-4xxx) sử dụng socket 2011 khó có thể kích hoạt speedstep (CPU luôn chạy hết công suất), nên các bạn cần xem xét khi mua dòng này. CPU AMD có thể được sử dụng nhờ vào kernel AMD cho Hackintosh, nhưng chỉ một số dòng được hỗ trợ, thông tin chi tiết có thể xem tại topic chính . Đây là link download kernel AMD cho 10.9/10.9.1