Các vấn đề về uEFI Clover Bootloader P.5

Tìm hiểu dual boot windows và OS X như thế nào

V.DUAL BOOT WINDOWS8 VÀ MAC OSX QUA UFEI:

1) Dual Boot Mac OSX+ Windows trên BIOS:
- Việc dual boot đối với các máy ko hỗ trợ UEFI rất đơn giản, tương tự như dual boot trên nền Chameleon thôi, các bạn có thể cài Mac trước hoặc Win trước cũng được, nhưng nên nhớ là hai phân vùng cài phải ở phân vùng Primary.
- Đối với ổ cứng MBR: định dạng này thì dual boot đơn giản, nên để như sau: 1.Mac; 2.Win; 3.Data1; 4.Data...
=> Hai phân vùng đầu là Primary vậy là được, cài Mac trước, active boot bằng Clover sau đó cài Win vào, sau khi cài Win xong các bạn chỉ boot vào được Win, các bạn sử dụng USB chứa Clover và boot lại vào Mac active lại Clover là OK. Gặp vấn đề boot0 hay boot1 error vui lòng tham khảo cách fix ở trên của mình.
- Đối với ổ cứng GPT: Dual boot bị giới hạn nếu chia thêm nhiều phân vùng, vì windows chỉ nhận 4 Primary trong khi định dạng GPT mặc định tất cả phân vùng đều là Primary, các bạn nên để như sau: Boot vào bộ cài Mac, chuyển thành định dạng GPT, chia theo phân vùng như sau: 1.Mac (HFS+); 2.Win (Fat); 3.Data (Fat)
=> Lúc này Mac sẽ chuyển thành Hybrid GPT/MBR để quản lý ổ cứng và có thể dual boot được.Như vậy nên để 3 phân vùng và cài Mac trước, sau đó cài Win vào, fix dual boot bằng USB Clover, sau đó format Data thành NTFS để dùng chung. Một chú ý quan trọng là các bạn phải format phân vùng Data thành NTFS trong Mac OS (khi đã cài Paragon NTFS), nếu format trong Win thì Windows sẽ tự convert qua Logic là đi nguyên cái ổ đấy. Format trong Mac rồi thì các bạn phải Active lại Phân vùng cài Mac để nó boot được bằng Clover.
Tổng kết: Dual boot trên CLover Bios giống y chang Chameleon vì thực chất cả hai gần như nhau.

2) Dual Boot Mac OSX+ Windows trên UEFI:
a) Đặc điểm:
- Phần này hơi phức tạp các bạn chịu khó đọc kỹ. Lợi ích của Clover thì mình đã nói ở trên, một ưu điểm của Clover là file boot.efi của nó được chứa trong phân vùng security boot, tức các bạn có thể format phân vùng Mac hoặc win thoải mái mà ko sợ bị mất dual boot. VD của mình: 1.Mac OS; 2.MSR (ẩn); 3.Window; 4.Sys (ẩn)
Ổ cứng mình chia ko có Data, 3 phân vùng cuối do Window tạo ra khi cài trên nền UEFI, phân vùng Mac OS đầu tiên với EFI ẩn chứa Clover trong đó có Boot UEFI của Windows. Sau khi đã dual boot được, các bạn có thể format phân vùng Mac hoặc cài lại Win mà KHÔNG MẤT bootloader Clover trong EFI (Các bạn có thể không tin nhưng chỉ khi nào Format hết ổ cứng nó mới mất :)) và không quan tâm đến việc active phân vùng, tốc độ cũng nhanh hơn chút.

b) Bắt đầu:
Chú ý cực kỳ quan trọng:
  • Windows boot UEFI quản lý phân vùng ổ cứng khác với thông thường, do đó, khi tạo phân vùng các bạn phải cực kỳ chú ý.
  • Việc phân chia ổ cứng để tạo phân vùng có thể được làm trong Mac hoặc trong bộ cài UEFI của Windows 8, khônh biết có phải do mỗi máy khác nhau nên mình format theo cách của Pachuca thì cài được nhưng khởi động lại là không boot vào Windows 8 được, nhưng có thể Dell với HP thì được. Do đó mình nói trước là cách nào cũng vậy, tuỳ theo dòng máy mà các bạn phải thử.
  • + Windows 8 không nhận diện được mã phân vùng Hybrid GPT/MBR mà chỉ nhận diện được dưới dạng GPT hoàn toàn, do đó khi tạo phân vùng tránh format bất cứ phân vùng nào qua FAT, ngoại trừ EFI và các phân vùng system của Win.
- Mình sẽ hướng dẫn bằng hình ảnh cho các bạn dễ hình dung, phương pháp mình dùng là sẽ format tạo phân vùng trong Mac OS:
+ Bước 1: Backup hệ thống đang dùng:
- Nếu bạn quyết định chuyển qua UEFI cùng với Mac và Win thì không có cách nào là backup lại toàn bộ dữ liệu trên WIN và Mac, nhớ backup lại.
- Mình sẽ hướng dẫn các bạn backup lại bản Mac hiện tại và restore lại trong lúc cài, hoặc các bạn cài mới cũng được.
- Boot vào bộ cài đặt Mac OS > vào phần Disk Utilty, làm như hình dưới để Backup mac os đang dùng và ngoài:
clove
Thời gian lâu hay nhanh là do dung lượng ổ Mac hiện tại của bạn. Lúc này bạn sẽ có hai lựa chọn: một là cài mới, hai là restore lại bản Mac đang xài: thuỳ các bạn, nếu cài mới thì sau khi cài xong các bạn boot lại fix hết lỗi, sau đó thực hiện cài Clover, nếu restore thì sẽ nhanh hơn và giữ lại được hệ thống đang xài.

- Bước 2: Phân vùng ổ cứng:
clove clove clove clove
Chú ý cực kỳ quan trọng là format phân vùng Windows phải để định dạng Mac HFS nếu các bạn format qua Fat thì Mac Os ko convert ổ cứng qua Hybrid GPT/MBR lúc đó sẽ ko cài Windows 8 UEFI dc. CHúng ta sẽ dùng Gpad để format phân vùng Windows qua NTFS sau.
- Bước 3: Restore hệ điều hành Mac đang xài:
Mời các bạn xem hình:
clove clove
Sau khi restor xong, các bạn sử dụng USB chứa Clover lúc trước đã test thành công boot UEFI vào Mac lại:
clove clove clove
Sau khi vào Mac OS, các bạn tiến hành cài CLover vào phân vùng Mac như hình:
clove
Sau khi cài xong nó sẽ tự mount ra ngoài Desktop phân vùng EFI, các bạn vào bên trong và xoá thư mục EFI đi và chép toàn bộ thư mục EFI trong USB vào. rồi Reboot lại. Vẫn cắm USB và chọn boot USB UEFI như hình:
clove
Vào màn hình boot các bạn chuyển xuống chỗ Clover Boot Option như hình:
clove
Enter vào trong và chọn Created Clover Boot UEFI, cái đầu tiên ấy, sau đó ESC ra ngoài và chọn Exit Clover khởi động lại, rút USB ra và hệ thống sẽ tự Boot vào EFI trên ổ cứng của bạn.
clove
Vậy là bạn đã có Mac OSX trên Clover UEFI. pần tiếp theo chúng ta sẽ cài đặt Windows trên UEFI:

Bước 4: Cài đặt Windows:
- Trước tiên các bạn phải tạo bộ cài Windows 8 UEFI: kiếm máy win, format USB 8G qua Fat32, mount file Iso Windows 8 và chép toàn bộ vào USB, thế là xong, nhớ là Fat32 để UEFI nó nhận diện dc nhé.
- Tiếp theo: Bước này chúng ta sẽ format phân vùng Windows thành NTFS, các bạn vào: http://gparted.sourceforge.net/download.php, download bản nào dễ làm bộ boot ấy, mình thì dùng bản live file Iso và dùng chương trình multiboot ISO Yumiboot (google) để tạo. Sau khi tạo xong các bạn boot vào vào hiện như hình:
clove clove
Chọn phân vùng Windows và format nó như hình:
clove clove
Tiếp theo restart lại chọn boot UEFI USB Windows 8 như hình:
clove clove
Vào phần cài đặt các bạn chọn cài vào phân vùng Windows đã chuẩn bị.
clove
Sau khi cài xong nó reboot sẽ tự boot vào Windows luôn. setup hệ thống xong các bạn shutdown máy và vào Bios Enable cái boot Clover lúc cài Mac XOng và bạn sẽ có Menu DUal boot.
(hết...)

Popular posts from this blog

[Hướng dẫn] Sử dụng Clover Configurator tạo file config.plist cho uEFI Clover Bootloader

[Guide for Newbie] Hướng dẫn patch DSDT/SSDT cho máy hackintosh (Phần 5)

[Guide for newbie] Hướng dẫn cài Mac OS X trên UEFI (Phần 3)