Posts

[Hướng dẫn] Sử dụng Clover Configurator tạo file config.plist cho uEFI Clover Bootloader

Image
Khi đã làm quen với uEFI Clover Bootloader, bạn sẽ nhận ra rằng đây là một bootloader đa năng, hiệu quả với rất nhiều tính năng ưu việt, khi hổ trợ cả legacy bios và uEFI bios. Tuy cấu trúc file của uEFI Clover bootloader khá phức tạp, nhưng có những thứ bạn có thể lướt qua. Tuy nhiên, file config.plist bạn không thể tìm hiểu một cách sơ sài được, vì nó là cốt lõi của uEFI Clover Bootloader. Nó chứa toàn bộ các thành phần để uEFI Clover Bootloader nhận biết, và cấu hình cho máy hackintosh của bạn. Để cấu hình cho đúng file config.plist, bạn phải nhớ, hiểu tường tận các mã lệnh của uEFI Clover Bootloader, và việc cấu hình bằng tay bằng phần mểm soạn thảo văn bản, hoặc plist pro khá khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, bạn cũng đường vội lo lắng vì cộng đồng hackintosh đã cho ra 1 phần mềm giúp bạn cấu hình file config.plist nhẹ nhàng và trực quan. Đó là phần mềm Clover Configurator , mà bài này sẽ hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết. Hướng dẫn Sử dụng Clover Configurator tạo file confi

Các vấn đề về uEFI Clover Bootloader P.2

Image
Khi cài đặt uEFI Clover bootloader bạn sẽ không khỏi bối rối vì có quá nhiều thứ trong cấu trúc của uEFI Clover Bootloader: thư mục ACPI, theme, kext, rom,.... hay cloveria32.efi, clover64.efi, config.plist. Ý nghĩa của chúng là gì? Công dụng của chúng như thế nào? Phần dưới đây sẽ phân tích rõ ý nghĩa, công dụng, chức năng của từng thành phần trong cấu trúc của uEFI Clover Bootloader. Các vấn đề về uEFI Clover Bootloader P.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA uEFI CLOVER BOOTLOADER: Sau khi cài đặt Clover trên USB hoặc ổ cứng, các bạn sẽ thấy: uEFI bios: Legacy Bios: để ý các bạn sẽ thấy nó có file boot giống Chameleon: Các thành phần chính và tác dụng: ACPI: trong này có 3 thư mục nhưng các bạn chỉ cần chú ý đến thư mục Patched: Trong này chứa các thành phần ACPI đã patch, full load của nó bao gồm: L"SSDT.aml", L"SSDT-0.aml", L"SSDT-1.aml", L"SSDT-2.aml", L"SSDT-3.aml", L"SSDT-4.aml", L"SSDT-5.aml",

Các vấn đề về uEFI Clover Bootloader P.1

Image
Với người mới bắt đầu tìm hiểu về hackintosh - cài Mac OS trên máy tính không phải của Apple thì các định nghĩa là rất khó hiểu. Thế nào là BIOS, rồi UEFI là gì mà phải dùng nó? Vì sao phải dùng Chameleon, cụ thể thì nó là gì? Và Clover Bootloader mà bài này đang nói đến có ý nghĩa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về các định nghĩa này, có thể giúp cho quá trình tìm hiểu, vọc phá của bạn được dễ dàng hơn. Các vấn đề về uEFI Clover Bootloader 1.UEFI: Trước khi giới thiệu về Clover thì chúng ta nên biết UEFI là gì nhỉ: UEFI, là viết tắt tiếng Anh của Unified Extensible Firmware Interface, dịch là "Giao diện firmware mở rộng hợp nhất" là công nghệ tương lai thay thế cho BIOS đã lỗi thời. UEFI là một hệ điều hành tối giản "nằm trên" phần cứng (hardware) và firmware của máy tính. Thay vì được lưu trong firmware giống như BIOS, chương trình UEFI được lưu trữ ở thư mục /EFI/ trong bộ nhớ non-volatile (là bộ nhớ đảm bảo cho dữ liệu không bị

Pixelmator cập nhật bản 3.3, tương thích Yosemite

Image
Từ khi nghỉ chơi với Ps, Pixelmator là công cụ chỉnh sửa hình ảnh mình thường xuyên sử dụng nhất trên Mac sau khi đã hậu kỳ ảnh bằng Lr, lý do là với giá bán bằng 1/20 Ps, Pixelmator làm được khá tương đương và nhiều khi còn nhanh hơn, tiện hơn. Phiên bản cập nhật 3.3 của phần mềm này tương thích tốt với Yosemite, hỗ trợ Handoff và Continuity giúp chuyển công việc từ Mac sang iPad tiện và nhanh chóng hơn. Mời bạn xem Video sơ về Pixelmator 3.3 với một vài cải tiến trong giao diện: Những nét chính của bản cập nhật này 1. Hỗ trợ giao diện phẳng và trong suốt của Yosemite 2. Hỗ trợ Handoff, Continuity 3. Hỗ trợ iCloud drive 4. Repare Tool Extension: plugin của Pixelmator cho hệ thống, giúp chỉnh sửa hình nhanh chóng trong các phần mềm hỗ trợ Extension như Mail, TextEdit, vv và vv Một vài hình ảnh Về tính năng mới Kích hoạt Extension cho Mac Mail Chọn Extension Repare Tool khi soạn thư của pixelmator Tiến hành chỉnh sửa hình ảnh ngay trong Mail​ Link :  http://www.fshare

Kiểm tra Speedstep của CPU​ trong hackintosh

Image
Công việc cài đặt os x trên pc/laptop (hackintosh) bao gồm: cài đặt os x lên hdd, cài kext, patch dsdt, ... đã hoàn tất, bạn có thể tận hưởng được thành quả của mình. Tuy nhiên, còn 1 vài điểm nữa bạn cần phải kiểm tra để biết chắc rằng, os x hoạt động trên pc/laptop của bạn hoàn hảo, đó là kiểm tra xem speed step của CPU có hoạt động hay không?. Speed Step là gì? Speedstep là các mức năng lượng mà CPU có thể đạt đến trong quá trình vận hành máy tính. CPU có thể tự hạ xung khi máy nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ, và tự động ép xung lên cao khi có chương trình nặng. Việc bảo đảm speedstep chạy tốt vừa có ý nghĩa giảm nhiệt độ máy, vừa tăng hiệu năng tùy vào nhu cầu sử dụng. Để kiểm tra số lượng speedstep hiện có trên máy, bạn có thể làm theo 1 trong các cách sau: DPCIManager (Không hoạt động trên OS X 10.9.2) DPCIManager có trong Hackintosh Vietnam Tool có thể giúp bạn kiểm tra speedstep dễ dàng, chỉ cần chạy chương trình, ấn nút PStates, ấn OK ở các thông báo lỗi và xem số lượng spee

Cài đặt UEFI Clover bootloader, thiết lập Speedstep và cài đặt kext

Image
Cài Clover UEFI Bootloader và thiết lập Speedstep Bước 1: Tải phiên bản mới nhất của Clover, chạy file cài đặt, khi đến màn hình chuẩn bị cài đặt thì chọn Customize và chọn những mục sau: Install for UEFI Booting: Cài Clover UEFI vào ổ EFI disk0s1 Themes: Chọn theme cho Clover. Drivers64UEFI > EmuVariableUEFI-64.efi: Giả lập NVRAM cho OS X Drivers64UEFI > OsxAptioFixDrv-64.efi: Fix lỗi bộ nhớ cho hầu hết hệ thống UEFI, có thể không cần thiết (bạn có thể test không chọn mục này) Install RC Scripts on target volume: Cài RC script vào OS X, dùng để chạy các lệnh trong nvram khi khởi động, và lưu nvram vào đĩa khi tắt máy. Install Clover Preference Pane: Cài Clover Preference Pane, dùng để chỉnh các thông số nvram cho Clover, kèm theo chương trình cập nhật Clover. Chọn Continue và cài đặt. Bước 2: Tải HFSPlus.efi.zip, giải nén và chép vào thư mục /EFI/CLOVER/drivers64UEFI/ trên ổ EFI, xóa file VboxHFS-64.efi Bước 3: Dùng Hackintosh Vietnam Tool và chọn: Với d

Các thuật ngữ trong hackintosh (P.2)

Image
COMBO UPDATE: là bộ cài đặt cho phiên bản nâng cấp của hệ điều hành Mac OS X, tất nhiên là do Apple phát hành theo định kỳ. Đối với những người dùng máy Mac của Apple, bản cập nhật có thể được cập nhật trực tiếp từ Apple Store. Đối với các máy hackintosh, các bạn nên tải bộ cài này về máy, back up tất cả các kext không do Apple thiết kế trước khi tiến hành nâng cấp hệ điều hành Mac để tránh bị lỗi màn hình đen chết chóc (Panic). Các bạn dùng bản retail, có thể nâng cấp ngay mà tỉ lệ thành công đến 80%, một số máy có thể nâng cấp trực tiếp từ Apple store. Các bạn dùng các bản mod nên dùng bản mod cập nhật, vì tỉ lệ nâng cấp thành công từ bản combo update là rất thấp. PANIC: giống như window có lỗi màn hình xanh chết chóc, thì mac cũng có lỗi màn hình đen chết chóc. Lỗi màn hình xanh ở win xãy ra đa phần là lỗi do RAM. Ở Mac, lỗi màn hình đen chết chóc xãy ra với đa dạng nguyên nhân, có thể do kext, có thể do phần cứng không tương thích, ...Chính vì thế, nó là nỗi ám ảnh thường t